Chuyển đến nội dung chính

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

Hiện nay, tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn diễn ra tại nhiều địa phương ở nước ta, nếu không được phát hiện sớm thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho trẻ, gia đình và xã hội. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu để có thể nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng?  
lam the nao de nhan biet tre bi suy dinh duong
(Ảnh: Con là tất cả)

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến người đã trưởng thành. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời, bởi nếu không chú trọng thì đúng mức thì đây là một nguyên nhân chính dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG

Chế độ ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất dinh Dưỡng. Phần lớn do một số cha, mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con trẻ như: cai sữa sớm hoặc cho trẻ bú sữa ngoài thay vì bú sữa mẹ, lại không bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như khi bú sữa mẹ. Một số bà mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách; cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cầnlượng tiêu hao nhiều hơn lượng hấp thụ sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

TS. BS Hồ Thu Mai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết: "Trẻ ăn theo nhu cầu không phải là ăn theo nhu cầu của đứa trẻ đó, trẻ thích thì cho trẻ ăn, không thích thì cho trẻ nhịn đói. Trẻ ăn theo nhu cầu là ăn theo nhu cầu của cơ thể ở tháng tuổi, mức cân nặng đấy. Ví dụ, một đứa trẻ cần 900 kilocalo/ngày thì chúng ta phải đáp ứng đủ nhu cầu đó của trẻ thì đứa trẻ đó mới phát triển tốt và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng được. Khi trẻ lớn hơn thì bữa ăn và số bữa ăn sử dụng thêm những sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cũng giúp cho trẻ cải thiện được tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Đối với những trẻ sau khi ốm, sau khi mắc bệnh nặng hoặc bệnh nhiễm trùng thì các bà mẹ cũng cần phải đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ cho hợp lý, một chế độ ăn phục hồi sức khỏe cũng rất quan trọng đối với việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng".

lam the nao de nhan biet tre bi suy dinh duong
Bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. (Ảnh: Ihay)

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Những bệnh lý trẻ thường mắc phải là: viêm đường hô hấp, tiêu chảy... nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường. Khi bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn. Những kháng sinh trong thuốc không chỉ tiêu diệt các vi trùng gây hại cho cơ thể, mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.

Sinh non, thiếu sữa mẹ lúc đầu đời

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là thực phẩm không thể thay thế trong những năm đầu đời của trẻ. Với những trường hợp các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít và phải bổ sung thêm sữa ngoài thì nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ. Không nên cho bé ăn dặm khi dưới 4 tháng tuổi và cai sữa khi dưới 1 năm tuổi.

lam the nao de nhan biet tre bi suy dinh duong
Sữa mẹ tốt cho trẻ nên khi các bà mẹ sinh con ra thì hãy cho trẻ bú sớm trong vòng giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. (Ảnh: Globuli)

Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình.

- Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi: Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg.

Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi: Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi thường phải cao 120 cm.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.

lam the nao de nhan biet tre bi suy dinh duong
(Ảnh: huffingtonpost)

Để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ trong thời gian ăn bổ sung cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Mẹ nên cho trẻ ăn thêm 2-3 bữa phụ trong một ngày như ăn các loại hoa quả chín, nước ép trái cây để tăng cường vitamin giúp trẻ phát triền toàn diện hơn.

Các bữa ăn cần có đầy đủ các chất thiết yếu như canxi, vitamin D3 và Mk7 để bảo vệ xương và phát triển tốt nhất. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nguồn nước, đồ dùng sinh hoạt sạch sẽ cũng giúp giảm nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ.

Và cách tốt nhất để đề phòng căn bệnh suy dinh dưỡng là trong khi mang bầu các bà mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất để bổ sung cho trẻ. Ngoài việc chăm sóc về dinh dưỡng, mẹ cần tạo cho trẻ một tinh thần vui chơi thoải mái, vui vẻ để giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Cha mẹ cần quan sát chế độ ăn cũng như sự phát triển thể trạng của bé. Nên đưa bé đến các cơ quan y tế khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của bé thường xuyên, phát hiện kịp thời những biểu hiện của suy dinh dưỡng để có thể điều trị bệnh sớm và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

4 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội

  Nguồn tin:  https://vietnambiz.vn/4-duong-se-mo-theo-qui-hoach-o-xa-dong-hoi-dong-anh-ha-noi-20201104170350135.htm 1. Đường dẫn lên cầu Tứ Liên Đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội đáng chú ý có tuyến đường dẫn lên cầu Tứ Liên. Đoạn tuyến đường dẫn này dài khoảng 2,2 km. Tuyến đường này chạy dọc sông Ngũ Huyện Khê, đoạn qua địa bàn xã Đông Hội bắt đầu cách đường đê sông Đuống khoảng 800 m. Tuyến kéo dài qua đường Trường Sa và kết thúc ở đoạn gần thôn Lộc Hà (xã Mai Lâm). 2. Hai tuyến nối đường dẫn cầu Tứ Liên với đê Phương Trạch (đê sông Đuống) Đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội đáng chú ý có 2 tuyến nối đường dẫn cầu Tứ Liên với đê Phương Trạch. Trong đó, tuyến số 1 dài khoảng 800 m, có điểm đầu ở đường dẫn cầu Tứ Liên (cách đê khoáng 200m). Tuyến đi thẳng và kết thúc ở đường đê Phương Trạch (đoạn chùa Đông Ngàn).  Tuyến thứ 2 có điểm đầu sát cầu bắc qua sông Ngũ Huyện Khê (cầu từ làng Lại Đà sang Xuân Canh). Tuyến này đi phía sau chùa làng Lại Đà và kết thúc...

Địa phương dẫn đầu giá đất nền vùng ven TP HCM

  Đất nền TP HCM và các tỉnh vùng ven ghi nhận nguồn cung giảm mạnh so với những năm trước đó nhưng giá bán sơ cấp có xu hướng tăng, trong đó một số địa phương có giá bán vượt 50 triệu đồng/m2. Theo khảo sá của DKRA Vietnam, trong năm 2021, TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 46 dự án đất nền được mở bán với nguồn cung khoảng 6.220 sản phẩm. TP HCM chỉ có hai dự án mở bán mới, cung cấp ra thị trường khoảng 98 sản phẩm, bằng 17% so với năm 2020 và tiêu thụ khoảng 52% (tương đương 51 sản phẩm), bằng 15% so với năm trước. Long An và Đồng Nai là hai tỉnh dẫn đầu nguồn cung toàn thị trường với khoảng 68% tổng nguồn cung mới. Khi quỹ đất tại TP HCM ngày càng khan hiếm, sản phẩm tại thị trường các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành nguồn cung thay thế chủ lực. Nguồn:  https://vietnambiz.vn/dia-phuong-dan-dau-gia-dat-nen-vung-ven-tp-hcm-20220208074859293.htm Các dự án đất nền tại TP HCM có quy mô nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở huyện ngoại thàn...

4 tỉnh phía Bắc có giao dịch bất động sản tăng mạnh, giá đất được dự báo tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2022

  4 tỉnh này ghi nhận lượng giao dịch khá lớn với gần 2.000 giao dịch và mặt bằng chung giá đất tiếp tục tăng 20-50% so với năm 2020. Xme thêm:  https://vietnambiz.vn/nam-2022-xuat-hien-dot-sot-dat-moi-20220205151548346.htm Trong báo báo thị trường bất động sản (BĐS) khu vực trung du, miền núi phía Bắc vừa công bố mới đây, Ông Lê Đình Chung, Phòng Nghiên cứu thị trường bất động sản VARS khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Phó Tổng giám đốc Hải Phát Land, cho biết trong quý cuối năm 2021, 4 tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình ghi nhận lượng giao dịch khá lớn với gần 2.000 giao dịch. Giá đất tại các địa phương này cũng tăng 20-50%, đặc biệt có những thị trường tăng giá gần 100% so với năm 2020 như Bắc Ninh (mức giá từ 40triệu đồng/m2), Thái Nguyên (mức giá từ 25 triệu đồng/m2), Bắc Giang (mức giá từ 30 triệu đồng/m2). Riêng một số địa phương ở Tây Bắc như Cao Bằng ghi nhận giá đất giảm. "Do giá đất tại thủ đô đã tăng và lập đỉnh mới, khả năng mua nhà của gi...