Nếu bạn là người mẹ sắp hay đang mang thai, thông tin điều chỉnh trợ cấp thai sản sau đây bạn nên nắm rõ.
Mỗi khi bước vào thai kì, ngoài việc tìm hiểu những kiến thức thai giáo giúp mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh… thì trợ cấp thai sản luôn là một trong những vấn đề các mẹ bầu hết mực quan tâm. Đó là một khoản tiền không nhỏ, đủ để các mẹ trang trải những khoản chi phí trong suốt 6 tháng nghỉ thai sản không đi làm.
Mỗi khi bước vào thai kì, ngoài việc tìm hiểu những kiến thức thai giáo giúp mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh… thì trợ cấp thai sản luôn là một trong những vấn đề các mẹ bầu hết mực quan tâm (Ảnh: Internet)
Do đó, nếu bạn là người mẹ sắp hay đang mang thai, thông tin điều chỉnh trợ cấp thai sản sau đây bạn nên nắm rõ.
Theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm Xã hội quy định rõ: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội thì bố được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Mức lương cơ sở hiện tại đang là 1.210.000đ/tháng.
Kết hợp với Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP, lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng lên thành 1.300.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2017, tương đương với mức 7,4 %. Do đó, mức trợ cấp thai sản từ 1/7/2017 cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo, tức tăng thêm 7,4% so với mức hiện hành.
(Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, có vài điểm sau bạn cần phải lưu ý:
- Các trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ 2 điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
(Nguồn: Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét