Thời tiết những ngày cuối đông lạnh lạnh, nhiều gió là thời điểm thích hợp để bạn có thể tự tay làm hồn treo gió kiểu Nhật tại nhà với hướng dẫn chi tiết trong bài dưới đây.
Phong trào tự tay làm hồng gió vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, đặc biệt là từ sau khi người dân Đà Lạt được cử sang Nhật học tập cách người dân Nhật treo hồng và xử lý hồng, biến những quả hồng chát thành sản phẩm hồng khô dẻo, ngọt lịm.
Nếu có thời gian lang thang trên những cung đường quanh co uốn lượn ở Lâm Đồng, bạn sẽ thấy những trái hồng vàng rực, lúc lỉu trên cây. Hồng Lâm Đồng hay hồng Sơn La vào mùa vụ sẽ chín rộ, nếu không kịp hái và bán thì người nông dân chỉ có cách cắt hồng đổ đi. Nay có công nghệ treo gió này, đã giúp người nông dân giải quyết được đầu ra cho những trái hồng Đà Lạt.
Hồng vàng ruộm trên cây.
Đối với quy trình treo hồng gió sẽ có các bước cơ bản sau:
1. Gọt vỏ quả hồng
2. Buộc dây
3. Khử trùng
4. Phơi ở nơi có nắng, thoáng gió và khô
5. Massage
6. Thu hoạch
Cách làm thì hết sức đơn giản, nhưng làm thế nào thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
1. Làm bằng hồng gì? Và hồng nào sẽ đẹp?
Thú thực là hồng gì cũng làm được, miễn khi treo còn cứng tay. Hiện ở Việt Nam có rất nhiều giống hồng. Đơn cử ở Lâm Đồng sẽ có hồng vuông đồng, hồng tám hải, hồng trứng lửa, hồng trứng lốc, hồng trứng đá, hồng xà, hồng quế. Ở ngoài Bắc hiện có giống hồng ngâm Bắc Kạn, Hà Giang (trái bé xíu), hồng giòn Fuju Mộc Châu, hồng chát Mộc Châu…
Mình đã thử một số loại hồng của Việt Nam, không phải hồng nào cũng ngon và cho thành phẩm đẹp mắt, cơ bản mình vẫn đánh giá cao nhất hồng vuông đồng Đà Lạt và hồng tám hải/ hồng trứng. Hai loại hồng này ngon và ngọt dẻo. Hồng vuông đồng mùa vụ kéo dài hơn các loại hồng kia nên thường duy trì kéo dài được đến tết âm lịch, còn các loại hồng khác thường chính vụ rơi vào tầm tháng 10 dương lịch.
Nhược điểm duy nhất là càng gần tết hồng Đà Lạt càng đắt. Có một thay thế hợp lý hơn là hồng Mộc Châu. Mộc Châu mùa này còn hồng, giá cả mềm mại hơn chút, tuy nhiên màu sắc thành phẩm lại không đẹp bằng.
Khi treo hồng gió, bạn nên chọn hồng gì?
Người nông dân Đà Lạt thường hay chọn hồng trứng và vuông đồng để treo gió, trái nhỏ và vừa phải, còn cứng và giữ lại cuống để treo. Hồng nhỏ và vừa phải để họ thu hoạch nhanh hơn.
Nếu chúng ta tự phơi, có thể tùy theo khả năng và độ kiên nhẫn của từng người mà lựa chọn to hay nhỏ. Có người thích nhỏ để nhanh thu hoạch vì sợ thời tiết thay đổi thất thường, có người lại thích quả to để ăn cho đã mồm.
Làm thế nào để hồng đẹp? Việc giữ được màu sắc của hồng phụ thuộc nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là khâu chọn hồng. Bạn nên chọn hồng và gọt hồng khi hồng đã chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam. Tại thời điểm này hồng đã sang màu cam đỏ, nhưng chưa mềm tay. Nếu hồng Đà Lạt hay hồng Mộc Châu vẫn giữ màu vàng hoặc xanh, bạn nên ủ them cho cam hết rồi hãy gọt.
2. Gọt vỏ
Gọt vòng quanh quả hồng và chừa lại phần cuống để buộc dây. Trước khi gọt nên rửa sạch tay và lúc gọt không làm cho quả hồng bị sứt sẹo. Nếu có vết bầm dập, bạn phải cắt sạch đi.
3. Buộc dây vào hồng
Dùng dây buộc quanh tai hồng, hồng nào có cuống thì có thể buộc vòng quanh cuống. Hiện có một số bạn đã phát minh ra việc đan túi thị để treo hồng hoặc dùng túi lưới bọc hoa để treo. Mọi người có thể cân nhắc các phương pháp cho phù hợp.
4. Khử trùng cho hồng
Xem các clip người Nhật treo hồng, mình có thấy các phương pháp như nhúng nước sôi, nhúng qua rượu, hoặc có khi thời tiết tốt thì không cần ngâm gì, gọt xong treo lên luôn.
Khi tham quan các xưởng của người dân Đà Lạt, họ không hề ngâm qua rượu hay cồn gì cả. Gọt xong, buộc dây, treo vào lò sấy. Họ đóng một tủ sấy, duy trì nhiệt độ sấy dưới 25oc, treo qua đêm, ngày hôm sau mang ra treo gió.
Các bạn có thể cân nhắc thêm phương pháp sấy này, tuy nhiên phải đảm bảo nhiệt độ không quá 30oc không thì nhiệt nóng sẽ làm hồng bị chai và chát hồng.
5. Treo gió
Sau khi khử trùng, các bạn có thể treo được rồi.
Tại các xưởng Đà Lạt, họ lắp riêng một khu vực để treo. Phòng này làm bằng lưới chắn côn trùng. Bao xung quanh là ni long. Các tấm ni long này có thể nâng hạ khi trời có sương mù hoặc mưa. Hoặc có thể mở hé hé ra để gió lùa vào. Bên dưới sàn trải bạt. Khu vực này được cách ly và đóng cửa ra vào cẩn thận, tránh nấm mốc và côn trùng.
Đối với chúng ta, khi treo ở nhà, nên tìm khu vực ít bụi. Có nắng, có gió thì càng tốt nhưng phải tuyệt đối tránh mưa và sương mù vì độ ẩm cao là đi luôn cả mẻ hồng. Nắng to quá thì cũng không tốt, gió to quá cũng nhanh khô hồng. Tóm lại là có gió, có nắng nhưng mức độ vừa phải, thấy mưa thì mang hồng vào nhà cất đi.
6. Massage hồng
Xem clip người Nhật và các bài viết chia sẻ cách massage hồng, các bài đều nói để hồng ngon và ngọt dẻo hơn. Có thể là cần thiết với giống hồng của Nhật. Còn với hồng Đà Lạt, họ treo nguyên như vậy đến gần ngày thu hoạch mới massage một lần rồi hôm sau hái luôn mà hồng vẫn ngọt lịm và dẻo.
Nông dân Đà Lạt chia sẻ rằng việc massage hồng nhiều sẽ làm nhựa tiết ra nhiều hơn làm thâm vỏ hồng và dễ bị lên men, hỏng hồng. Thế nên tốt nhất các bạn cứ để yên hồng đó. Thỉnh thoảng nắn hồng xem có quả nào hỏng (bị lên men/ chai hồng) thì loại đi thôi.
Trước khi thu hoach hồng, bạn nắn nhẹ nhàng, thấy nhân không còn lùng bùng nữa là thu hoạch được rồi.
7. Thu hoạch
Ngày mong đợi cuối cùng cũng đã tới. Bao lâu thì thu hoạch được hồng? Cái đó phù thuộc vào độ lớn trái hồng bạn treo.
Đối với hồng Đà Lạt, trái trung bình thì mất tầm 15-20 ngày thu hoạch. Hồng trứng thì chỉ mất 12 ngày là mình đã cất tủ được rồi. Hồng Mộc Châu to thì có thể cần đến 21-30 ngày mới thu hoạch được.
Khi thu hoạch, bạn nhớ để nguyên cả tai hồng. Để túi bóng hoặc hút chân không. Bạn có thể để ngoài chỗ râm mát, sau 5-7 ngày, hồng dần dần sẽ lên lớp tường bao xung quanh hồng. Đây không phải là mốc là là đường từ mật hồng tiết ra.
Sau đó có thể để ngăn mát từ 1-2 tháng. Nếu muốn lâu hơn, nên để ngăn đá.
8. Khi đang treo mà gặp mưa hoặc độ ẩm cao, nên làm gì? Đối với chúng ta, nếu có mưa thì có các biện pháp sau có thể ứng phó:
- Mang hồng vào cất tủ lạnh, đợi hết mưa mang ra phơi tiếp (áp dụng cho các bạn treo số lượng ít)
- Mang hồng vào treo tại khu vực ấm áp. Nên trang bị thêm quạt sưởi/ máy sấy thực phẩm/ máy sấy quần áo… hay bất cứ cái gì có thể cung cấ nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ duy trì dưới 30oC để hồng được ấm áp và se mặt. Không cao quá, hồng sẽ bị chín ép do nhiệt mà gây chát.
- Bạn nên theo dõi hồng thường xuyên, nếu phát hiện quả nào xuất hiện mốc, lấy rượu lau sạch rồi treo chỗ khô ráo. Nhớ lau bằng rượu để đảm bảo an toàn VSTP.
- Nếu e ngại sợ hỏng hồng, các bạn có thể cho vào sấy ăn xổi luôn. Lưu ý, chỉ nên sấy sau khi hồng đã chín mềm, hoàn toàn hết chát cả nhân lẫn vỏ rồi mới sấy. Sấy nhiệt càng thấp, hồng càng ngon.
Phong trào tự tay làm hồng gió vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, đặc biệt là từ sau khi người dân Đà Lạt được cử sang Nhật học tập cách người dân Nhật treo hồng và xử lý hồng, biến những quả hồng chát thành sản phẩm hồng khô dẻo, ngọt lịm.
Nếu có thời gian lang thang trên những cung đường quanh co uốn lượn ở Lâm Đồng, bạn sẽ thấy những trái hồng vàng rực, lúc lỉu trên cây. Hồng Lâm Đồng hay hồng Sơn La vào mùa vụ sẽ chín rộ, nếu không kịp hái và bán thì người nông dân chỉ có cách cắt hồng đổ đi. Nay có công nghệ treo gió này, đã giúp người nông dân giải quyết được đầu ra cho những trái hồng Đà Lạt.
Hồng vàng ruộm trên cây.
Đối với quy trình treo hồng gió sẽ có các bước cơ bản sau:
1. Gọt vỏ quả hồng
2. Buộc dây
3. Khử trùng
4. Phơi ở nơi có nắng, thoáng gió và khô
5. Massage
6. Thu hoạch
Cách làm thì hết sức đơn giản, nhưng làm thế nào thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
1. Làm bằng hồng gì? Và hồng nào sẽ đẹp?
Thú thực là hồng gì cũng làm được, miễn khi treo còn cứng tay. Hiện ở Việt Nam có rất nhiều giống hồng. Đơn cử ở Lâm Đồng sẽ có hồng vuông đồng, hồng tám hải, hồng trứng lửa, hồng trứng lốc, hồng trứng đá, hồng xà, hồng quế. Ở ngoài Bắc hiện có giống hồng ngâm Bắc Kạn, Hà Giang (trái bé xíu), hồng giòn Fuju Mộc Châu, hồng chát Mộc Châu…
Mình đã thử một số loại hồng của Việt Nam, không phải hồng nào cũng ngon và cho thành phẩm đẹp mắt, cơ bản mình vẫn đánh giá cao nhất hồng vuông đồng Đà Lạt và hồng tám hải/ hồng trứng. Hai loại hồng này ngon và ngọt dẻo. Hồng vuông đồng mùa vụ kéo dài hơn các loại hồng kia nên thường duy trì kéo dài được đến tết âm lịch, còn các loại hồng khác thường chính vụ rơi vào tầm tháng 10 dương lịch.
Nhược điểm duy nhất là càng gần tết hồng Đà Lạt càng đắt. Có một thay thế hợp lý hơn là hồng Mộc Châu. Mộc Châu mùa này còn hồng, giá cả mềm mại hơn chút, tuy nhiên màu sắc thành phẩm lại không đẹp bằng.
Khi treo hồng gió, bạn nên chọn hồng gì?
Người nông dân Đà Lạt thường hay chọn hồng trứng và vuông đồng để treo gió, trái nhỏ và vừa phải, còn cứng và giữ lại cuống để treo. Hồng nhỏ và vừa phải để họ thu hoạch nhanh hơn.
Nếu chúng ta tự phơi, có thể tùy theo khả năng và độ kiên nhẫn của từng người mà lựa chọn to hay nhỏ. Có người thích nhỏ để nhanh thu hoạch vì sợ thời tiết thay đổi thất thường, có người lại thích quả to để ăn cho đã mồm.
Làm thế nào để hồng đẹp? Việc giữ được màu sắc của hồng phụ thuộc nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là khâu chọn hồng. Bạn nên chọn hồng và gọt hồng khi hồng đã chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam. Tại thời điểm này hồng đã sang màu cam đỏ, nhưng chưa mềm tay. Nếu hồng Đà Lạt hay hồng Mộc Châu vẫn giữ màu vàng hoặc xanh, bạn nên ủ them cho cam hết rồi hãy gọt.
2. Gọt vỏ
Gọt vòng quanh quả hồng và chừa lại phần cuống để buộc dây. Trước khi gọt nên rửa sạch tay và lúc gọt không làm cho quả hồng bị sứt sẹo. Nếu có vết bầm dập, bạn phải cắt sạch đi.
3. Buộc dây vào hồng
Dùng dây buộc quanh tai hồng, hồng nào có cuống thì có thể buộc vòng quanh cuống. Hiện có một số bạn đã phát minh ra việc đan túi thị để treo hồng hoặc dùng túi lưới bọc hoa để treo. Mọi người có thể cân nhắc các phương pháp cho phù hợp.
4. Khử trùng cho hồng
Xem các clip người Nhật treo hồng, mình có thấy các phương pháp như nhúng nước sôi, nhúng qua rượu, hoặc có khi thời tiết tốt thì không cần ngâm gì, gọt xong treo lên luôn.
Khi tham quan các xưởng của người dân Đà Lạt, họ không hề ngâm qua rượu hay cồn gì cả. Gọt xong, buộc dây, treo vào lò sấy. Họ đóng một tủ sấy, duy trì nhiệt độ sấy dưới 25oc, treo qua đêm, ngày hôm sau mang ra treo gió.
Các bạn có thể cân nhắc thêm phương pháp sấy này, tuy nhiên phải đảm bảo nhiệt độ không quá 30oc không thì nhiệt nóng sẽ làm hồng bị chai và chát hồng.
5. Treo gió
Sau khi khử trùng, các bạn có thể treo được rồi.
Tại các xưởng Đà Lạt, họ lắp riêng một khu vực để treo. Phòng này làm bằng lưới chắn côn trùng. Bao xung quanh là ni long. Các tấm ni long này có thể nâng hạ khi trời có sương mù hoặc mưa. Hoặc có thể mở hé hé ra để gió lùa vào. Bên dưới sàn trải bạt. Khu vực này được cách ly và đóng cửa ra vào cẩn thận, tránh nấm mốc và côn trùng.
Đối với chúng ta, khi treo ở nhà, nên tìm khu vực ít bụi. Có nắng, có gió thì càng tốt nhưng phải tuyệt đối tránh mưa và sương mù vì độ ẩm cao là đi luôn cả mẻ hồng. Nắng to quá thì cũng không tốt, gió to quá cũng nhanh khô hồng. Tóm lại là có gió, có nắng nhưng mức độ vừa phải, thấy mưa thì mang hồng vào nhà cất đi.
6. Massage hồng
Xem clip người Nhật và các bài viết chia sẻ cách massage hồng, các bài đều nói để hồng ngon và ngọt dẻo hơn. Có thể là cần thiết với giống hồng của Nhật. Còn với hồng Đà Lạt, họ treo nguyên như vậy đến gần ngày thu hoạch mới massage một lần rồi hôm sau hái luôn mà hồng vẫn ngọt lịm và dẻo.
Nông dân Đà Lạt chia sẻ rằng việc massage hồng nhiều sẽ làm nhựa tiết ra nhiều hơn làm thâm vỏ hồng và dễ bị lên men, hỏng hồng. Thế nên tốt nhất các bạn cứ để yên hồng đó. Thỉnh thoảng nắn hồng xem có quả nào hỏng (bị lên men/ chai hồng) thì loại đi thôi.
Trước khi thu hoach hồng, bạn nắn nhẹ nhàng, thấy nhân không còn lùng bùng nữa là thu hoạch được rồi.
7. Thu hoạch
Ngày mong đợi cuối cùng cũng đã tới. Bao lâu thì thu hoạch được hồng? Cái đó phù thuộc vào độ lớn trái hồng bạn treo.
Đối với hồng Đà Lạt, trái trung bình thì mất tầm 15-20 ngày thu hoạch. Hồng trứng thì chỉ mất 12 ngày là mình đã cất tủ được rồi. Hồng Mộc Châu to thì có thể cần đến 21-30 ngày mới thu hoạch được.
Khi thu hoạch, bạn nhớ để nguyên cả tai hồng. Để túi bóng hoặc hút chân không. Bạn có thể để ngoài chỗ râm mát, sau 5-7 ngày, hồng dần dần sẽ lên lớp tường bao xung quanh hồng. Đây không phải là mốc là là đường từ mật hồng tiết ra.
Sau đó có thể để ngăn mát từ 1-2 tháng. Nếu muốn lâu hơn, nên để ngăn đá.
8. Khi đang treo mà gặp mưa hoặc độ ẩm cao, nên làm gì? Đối với chúng ta, nếu có mưa thì có các biện pháp sau có thể ứng phó:
- Mang hồng vào cất tủ lạnh, đợi hết mưa mang ra phơi tiếp (áp dụng cho các bạn treo số lượng ít)
- Mang hồng vào treo tại khu vực ấm áp. Nên trang bị thêm quạt sưởi/ máy sấy thực phẩm/ máy sấy quần áo… hay bất cứ cái gì có thể cung cấ nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ duy trì dưới 30oC để hồng được ấm áp và se mặt. Không cao quá, hồng sẽ bị chín ép do nhiệt mà gây chát.
- Bạn nên theo dõi hồng thường xuyên, nếu phát hiện quả nào xuất hiện mốc, lấy rượu lau sạch rồi treo chỗ khô ráo. Nhớ lau bằng rượu để đảm bảo an toàn VSTP.
- Nếu e ngại sợ hỏng hồng, các bạn có thể cho vào sấy ăn xổi luôn. Lưu ý, chỉ nên sấy sau khi hồng đã chín mềm, hoàn toàn hết chát cả nhân lẫn vỏ rồi mới sấy. Sấy nhiệt càng thấp, hồng càng ngon.
>>> Xem các kiểu làm mứt ngon ngày Tết: http://vietnammoi.vn/chu-de/cach-lam-cac-mon-mut-ngon-ngay-tet.topic
Nhận xét
Đăng nhận xét