Chuyển đến nội dung chính

Góc khuất gia đình của Trần Quí Thanh - CEO Tân Hiệp Phát

CHỦ ĐỀ: Trần Quí Thanh CEO Tân Hiệp Phát

Độc giả sẽ rất bất ngờ bởi chân dung được lột tả trần trụi và chân xác từ góc nhìn của chính cô con gái ruột của doanh nhân Trần Quí Thanh. Ngay từ những dòng đầu tiên của cuốn sách, chắc chắn ai cũng sẽ băn khoăn bởi Trần Uyên Phương tự sự từng có lần nghẹn ngào nói với má: "Li dị ba đi. Má định sống khổ như thế này cả đời à? Tại sao chứ? Bỏ đi, và má có thể sống cuộc đời hạnh phúc của riêng mình"…

Bìa cuốn sách về chuyện nhà Dr Thanh. Ảnh: CTV

Lựa chọn lối hành văn tự sự đơn giản, Trần Uyên Phương chân thành kể lại những ấm ức, đau đớn, trăn trở cá nhân, những hiểu lầm và những cơn "sốc" tâm lý không dễ chút nào để đi qua với từng thành viên trong gia đình. Nhưng không chỉ là những tự sự cá nhân, "Chuyện nhà Dr Thanh" bao trùm trong phạm vi của một gia tộc kinh doanh. Để có được khối tư liệu đồ sộ này, Trần Uyên Phương đã cất công ghi chép, phỏng vấn các đối tượng liên quan từ quá khứ tới hiện tại, ráp nối cả chục năm trời để đủ tư liệu xác thực cho câu chuyện hồi ức gia đình.

Không phải được kế nghiệp một gia sản vĩ đại, ông Thanh đã chật vật trên con đường "xoá dốt", "xoá nghèo" với tốc độ "tên lửa" trên phương tiện xuất phát chỉ là chiếc xe đạp cà tàng. Bỏ lại sau lưng một tuổi thơ cơ cực trong trại trẻ mồ côi, là mục tiêu bị săn đuổi, bị hãm hại chỉ vì gia sản; bỏ lại quá khứ chông chênh do những nông nổi, rồ dại thời tuổi trẻ, doanh nghiệp Tân Hiệp Phát ra đời sau bao chắt chiu gầy dựng của vợ chồng ông Trần Quí Thanh.

Cuốn sách "bật mí" về những lần đột phá khi dựng lên cả một nhà máy từ đống sắt vụn, về sự nhạy cảm tuyệt vời của người kỹ sư Trần Quí Thanh đã tìm ra quả "tim máy" thô sơ để cả một nhà máy có thể khởi động và sau đó là nhiều dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới về công nghệ chế biến đồ uống liên tiếp nối nhau hiện diện trên mảnh đất Việt Nam.

Với tố chất đột phá, mạnh mẽ, thức thời, cộng với tầm nhìn xa trông rộng và cái "duyên" trong lĩnh vực kinh doanh, Dr Thanh đã đưa "con tàu" Tân Hiệp Phát đi từng bước vững chắc. Nhưng bất ngờ hơn, là đằng sau một người đàn ông thành đạt, không chỉ có một người phụ nữ, mà là cả một "quyền lực mềm" từ một "người đàn bà thép" giấu mặt.

Tác giả Trần Uyên Phương hé lộ hầu như hết thảy những góc khuất của gia tộc kinh doanh của ông Trần Quý Thanh. Ảnh: CTV

Cùng cha mẹ và doanh nghiệp gia đình đi qua hết sóng gió này đến bão tố khác, xoay xở giữa kinh doanh và sự cố, đối mặt với đổ vỡ, nguy cơ thất bại và vượt qua bệnh tật nan y, những vụ kiện tụng "long trời, lở đất"… con cái nhà Dr Thanh đã buộc phải học những bài học đắt giá và quý báu để có thể kế nghiệp gia đình, kế tục tinh thần "Không gì là không thể" truyền lại từ người giữ lửa cho Tân Hiệp Phát.

Hoá ra không phải cứ con nhà giàu là được trải hoa hồng trên đường đến bục vinh quang cá nhân? Những ngọt ngào chỉ đến sau đắng chát, giá trị chỉ thực sự đến sau khi "trả giá". Điều quan trọng hơn, sau tất cả, là vượt qua sóng gió, gia đình nhà Dr Thanh cùng nắm tay nhau, với yêu thương sâu sắc, với cảm thông và kết nối. Gia đình thực sự là nền tảng sâu sắc nhất và vững chắc nhất để mỗi đứa con có thể học hỏi, trưởng thành, trở thành một ai đó mang đến cho cuộc đời những giá trị.

Sách do Nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành, dự kiến phát hành vào ngày 14/6 tới trên toàn quốc nhân Ngày của Cha và Ngày gia đình Việt Nam. Nó được ví như món quà tràn đầy tình yêu thương của những đứa con nhà Dr Thanh dành cho bậc sinh thành.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

4 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội

  Nguồn tin:  https://vietnambiz.vn/4-duong-se-mo-theo-qui-hoach-o-xa-dong-hoi-dong-anh-ha-noi-20201104170350135.htm 1. Đường dẫn lên cầu Tứ Liên Đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội đáng chú ý có tuyến đường dẫn lên cầu Tứ Liên. Đoạn tuyến đường dẫn này dài khoảng 2,2 km. Tuyến đường này chạy dọc sông Ngũ Huyện Khê, đoạn qua địa bàn xã Đông Hội bắt đầu cách đường đê sông Đuống khoảng 800 m. Tuyến kéo dài qua đường Trường Sa và kết thúc ở đoạn gần thôn Lộc Hà (xã Mai Lâm). 2. Hai tuyến nối đường dẫn cầu Tứ Liên với đê Phương Trạch (đê sông Đuống) Đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội đáng chú ý có 2 tuyến nối đường dẫn cầu Tứ Liên với đê Phương Trạch. Trong đó, tuyến số 1 dài khoảng 800 m, có điểm đầu ở đường dẫn cầu Tứ Liên (cách đê khoáng 200m). Tuyến đi thẳng và kết thúc ở đường đê Phương Trạch (đoạn chùa Đông Ngàn).  Tuyến thứ 2 có điểm đầu sát cầu bắc qua sông Ngũ Huyện Khê (cầu từ làng Lại Đà sang Xuân Canh). Tuyến này đi phía sau chùa làng Lại Đà và kết thúc...

4 tỉnh phía Bắc có giao dịch bất động sản tăng mạnh, giá đất được dự báo tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2022

  4 tỉnh này ghi nhận lượng giao dịch khá lớn với gần 2.000 giao dịch và mặt bằng chung giá đất tiếp tục tăng 20-50% so với năm 2020. Xme thêm:  https://vietnambiz.vn/nam-2022-xuat-hien-dot-sot-dat-moi-20220205151548346.htm Trong báo báo thị trường bất động sản (BĐS) khu vực trung du, miền núi phía Bắc vừa công bố mới đây, Ông Lê Đình Chung, Phòng Nghiên cứu thị trường bất động sản VARS khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Phó Tổng giám đốc Hải Phát Land, cho biết trong quý cuối năm 2021, 4 tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình ghi nhận lượng giao dịch khá lớn với gần 2.000 giao dịch. Giá đất tại các địa phương này cũng tăng 20-50%, đặc biệt có những thị trường tăng giá gần 100% so với năm 2020 như Bắc Ninh (mức giá từ 40triệu đồng/m2), Thái Nguyên (mức giá từ 25 triệu đồng/m2), Bắc Giang (mức giá từ 30 triệu đồng/m2). Riêng một số địa phương ở Tây Bắc như Cao Bằng ghi nhận giá đất giảm. "Do giá đất tại thủ đô đã tăng và lập đỉnh mới, khả năng mua nhà của gi...

Địa phương dẫn đầu giá đất nền vùng ven TP HCM

  Đất nền TP HCM và các tỉnh vùng ven ghi nhận nguồn cung giảm mạnh so với những năm trước đó nhưng giá bán sơ cấp có xu hướng tăng, trong đó một số địa phương có giá bán vượt 50 triệu đồng/m2. Theo khảo sá của DKRA Vietnam, trong năm 2021, TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 46 dự án đất nền được mở bán với nguồn cung khoảng 6.220 sản phẩm. TP HCM chỉ có hai dự án mở bán mới, cung cấp ra thị trường khoảng 98 sản phẩm, bằng 17% so với năm 2020 và tiêu thụ khoảng 52% (tương đương 51 sản phẩm), bằng 15% so với năm trước. Long An và Đồng Nai là hai tỉnh dẫn đầu nguồn cung toàn thị trường với khoảng 68% tổng nguồn cung mới. Khi quỹ đất tại TP HCM ngày càng khan hiếm, sản phẩm tại thị trường các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành nguồn cung thay thế chủ lực. Nguồn:  https://vietnambiz.vn/dia-phuong-dan-dau-gia-dat-nen-vung-ven-tp-hcm-20220208074859293.htm Các dự án đất nền tại TP HCM có quy mô nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở huyện ngoại thàn...