Chuyển đến nội dung chính

Không cấp phép thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Việt Nam có thể sẽ không cấp phép thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Phát biểu tại "Diễn đàn mua bán và sáp nhập Việt Nam 2018" tổ chức tại TP.HCM mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Sắp tới Chính phủ sẽ hết sức hạn chế hoặc có thể không cấp thêm giấy phép cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
"Hiện số lượng tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang còn nhiều. Vì vậy, chúng ta cần sắp xếp lại để nâng cao quản trị" - Phó Thủ tướng lý giải.
Nhà băng ngoại tăng tốc
Tại Việt Nam hiện có hơn 50 tổ chức tín dụng nước ngoài đang hoạt động, trong đó có chín ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động. Số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép cho UOB trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Do vậy, thông tin Chính phủ có thể sẽ dừng thành lập mới ngân hàng 100% vốn nước ngoài thu hút sự quan tâm của giới tài chính. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, cho rằng với lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng rãi cùng nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế nên khi vào Việt Nam, ngân hàng nước ngoài không chỉ tập trung cung cấp các dịch vụ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế mà còn nhanh chóng mở rộng sang mảng dịch vụ cho vay tiêu dùng, bán lẻ. Do đó, việc mở rộng thị trường của các ngân hàng nước ngoài sẽ tạo sự cạnh tranh quá dày đặc giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
"Chính vì vậy, hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là điều cần làm. Nếu được thực hiện tốt, bài bản, được kiểm soát chặt chẽ có thể giúp xây dựng một hệ hống ngân hàng lành mạnh. Việc mua bán, sáp nhập vừa không đẻ ra thêm số lượng ngân hàng mới mà cũng phù hợp với chủ trương của NHNN trong việc giảm số lượng các ngân hàng nội và tăng quy mô sức mạnh của các ngân hàng nội để có thể cạnh tranh được trong khu vực" - ông Hiếu phân tích.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng: Nếu cho phép thành lập mới ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhiều cũng giống như cho phép ồ ạt nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam mà thiếu sự kiểm soát. Một khi doanh nghiệp nước ngoài chi phối thị trường tài chính thì các ngân hàng Việt sẽ ngày càng yếu thế. "Nếu trong hệ thống tài chính mà để các doanh nghiệp nước ngoài khống chế sẽ là điều vô cùng nguy hiểm" - ông Phong nói.
Tuy vậy, một số ý kiến khác lại cho rằng những nhân tố ngoại có thể góp phần cải thiện được các vấn đề còn hạn chế của các ngân hàng nội như quản trị, khung pháp lý và giúp gia tăng sự minh bạch, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Đặc biệt sự "đổ bộ" của dòng vốn từ các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp chuyển giao chuyên môn và nâng cao tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này có lợi cho cả ngân hàng lẫn người vay tiền.
Chính phủ khuyến khích mua bán, sáp nhập các ngân hàng quy mô nhỏ thành ngân hàng lớn hơn. Trong ảnh: HDBank dự kiến hoàn tất sáp nhập PGBank trong tháng 8-2018.
Chính phủ khuyến khích mua bán, sáp nhập các ngân hàng quy mô nhỏ thành ngân hàng lớn hơn. Trong ảnh: HDBank dự kiến hoàn tất sáp nhập PGBank trong tháng 8-2018. Ảnh: TL
Cuộc chiến giành thị phần sẽ vẫn gay gắt
"Mặc dù Chính phủ hạn chế cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhưng sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua và sở hữu ngân hàng yếu kém trong diện tái cơ cấu trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay. Hiểu nôm na là Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua, sở hữu 100% vốn và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém tại Việt Nam. Những ngân hàng nằm trong diện này sẽ được bán và chuyển giao như Xây dựng, GPBank, OceanBank...
Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam đang là điểm đầu tư hấp dẫn trong mắt nhiều nhà băng ngoại. Bằng chứng là thời gian gần đây các ngân hàng ngoại khuếch trương hoạt động tại Việt Nam bằng việc mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Đơn cử Ngân hàng Shinhan Bank Việt Nam đã chính thức khai trương bốn chi nhánh và phòng giao dịch mới, giúp nâng tổng số điểm giao dịch lên 30 trên toàn quốc.
Điều này cho thấy ngân hàng ngoại sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng nội để giành thị phần và sẽ tiếp tục tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Trong đó nhiều nhà băng ngoại bày tỏ tham vọng lớn với thị trường Việt Nam, đặc biệt mảng bán lẻ. Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, chia sẻ: "Hiện chúng tôi tập trung phát triển vào hai mảng hoạt động chính là dịch vụ tài chính bán lẻ và tài chính doanh nghiệp. Về chiến lược phát triển lâu dài, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển các nền tảng công nghệ kỹ thuật số giúp tối ưu hóa và giản lược hóa cuộc sống tài chính của khách hàng…".
Từ phía ngân hàng nội, ông Hoàng Minh Hoàng, Giám đốc tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, nhận định: Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng ngoại là danh tiếng, kinh nghiệm, trình độ quản trị, sức khỏe tài chính. Đây là điều không thể phủ nhận. Song do quy mô hoạt động còn nhỏ nên nhà băng ngoại vẫn chưa thể đáp ứng khả năng cung cấp tín dụng và nhu cầu sản phẩm tài chính đa dạng của khách hàng.
"Do đó, các ngân hàng ngoại dù đang tăng tốc về số lượng nhưng chưa thực sự tạo áp lực lên ngân hàng trong nước. Hơn nữa, các ngân hàng nội có được lợi thế nhờ hiểu văn hóa và thị hiếu người tiêu dùng trong nước hơn các ngân hàng ngoại" - ông Hoàng tự tin.
Tái cơ cấu các công ty tài chính
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ chủ trương tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Trong đó với các ngân hàng thương mại, Chính phủ khuyến khích mua bán, sáp nhập các ngân hàng quy mô nhỏ thành ngân hàng lớn hơn. Đồng thời Chính phủ tiếp tục cổ phần hóa và thoái vốn tại các ngân hàng thương mại nhà nước như Agribank sẽ phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng vào năm 2019; với Ngân hàng BIDV và Vietcombank, Chính phủ có thể là bán bớt vốn hoặc phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cơ cấu lại hoạt động của gần 40 công ty tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kể cả bán chuyển nhượng vốn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay NHNN đang xây dựng đề án cụ thể để trình Thủ tướng quyết định.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giá vàng SJC 'nhảy' qua mốc 37 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng mạnh

Giá vàng SJC 'nhảy' qua mốc 37 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng mạnh, tuy nhiên nhu cầu mua bán lại có phần trầm lắng. Đồng Euro đạt đỉnh của 2,5 năm qua sau cuộc họp chính sách tiền tệ Tại TP. Hà Nội, giá vàng SJC mua vào (lúc 10h sáng 8/9) là 37,04 triệu đồng/lượng, bán ra 37,28 triệu đồng/lượng, tăng 23.000 đồng/lượng ở 2 chiều so với hôm qua. Theo Công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, đánh giá phiên giao dịch ngày 7/9, có phần trầm lắng hơn so với phiên trước đó khi phần lớn khách hàng tham gia giao dịch chủ yếu là những giao dịch nhỏ lẻ Tại thị trường ngoại tệ, giá USD do Vietcombank niêm yết là 22.690 đồng/USD (mua vào), bán ra 22.760 đồng/USD, so với hôm qua, tỷ giá USD/VND đang đi ngang. Giá EUR mua vào bằng chuyển khoản là 27.244 đồng/EUR, bán ra 27.501 đồng/EUR. Giá JPY mua vào bằng chuyển khoản 208 đồng/JPY, bán ra 210 đồng/JPY. Trên Kitco.com, lúc 11h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới mua vào là 1.348,3 USD/oz, tăng 14

Xác định 403 F1, F2 từ ổ dịch liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng

Trưa 27/5, HCDC thông báo đã khoanh vùng được 67 F1 và 336 F2 của 25 ca nghi nhiễm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng tại quận Gò Vấp. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết bước đầu đã truy vết được 67 trường hợp F1 trải rộng 16 quận, huyện; xét nghiệm có 23 mẫu âm tính và 44 mẫu đang chờ kết quả. Ngoài ra có 336 trường hợp F2, 326 mẫu đã có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả. Bước đầu ghi nhận các quận, huyện có người liên quan ổ dịch, gồm TP Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, các quận 1, 3, 4, 5, 10, 12. 403 F1 và F2 liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng đã được truy vết (Ảnh:  HCDC ). Ổ dịch liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng được phát hiện tối 26/5 từ 3 ca chỉ điểm có triệu chứng đến khám tại Bệnh viện Gia Định, xét nghiệm sàng lọc ghi nhận dương tính SARS-CoV-2. Ngay trong đêm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật T

Giá xăng dầu hôm nay 17/2: Neo ở đỉnh gần 13 tháng

Giá dầu thô  ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,32% xuống 59,95 USD/thùng vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam) ngày 17/2. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng 4 tăng 0,16% lên 63,54 USD/thùng. Xem bảng giá xăng:  https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h50 ngày 17/2/2021 Tên loại Kỳ hạn Sàn giao dịch Giá %thay đổi Đơn vị tính Dầu thô Giao tháng 6/2021 Tokyo 40.110 0,01 JPY/thùng Giá dầu Brent Giao tháng 4/2021 ICE 63,54 0,16 USD/thùng Dầu Thô WTI Giao tháng 3/2021 Nymex 59,95 (0,32) USD/thùng Nguồn:   Tố Tố tổng hợp. Giá dầu thô neo ở đỉnh gần 13 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (16/2) vì thời tiết băng giá tại miền Nam nước Mỹ khiến các giếng khoan và nhà máy lọc dầu tại Texas bị đóng cửa. Giá đã tăng mạnh trong nhiều tháng nhờ các nhà sản xuất dầu lớn hạn chế nguồn cung và việc triển khai vắc-xin chống COVID-19. Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch và Associates ở Galena, Illinois, cho biết nhiệt độ xuống thấp đã gia tăng hỗ