Chuyển đến nội dung chính

Quản lý nợ công một cách khôn ngoan

Quản lý nợ công một cách khôn ngoan, chấm dứt tình trạng thu hút FDI bằng cuộc đua xuống đáy, đẩy mạnh hút đầu tư tư nhân, đưa ra các sắc thuế mới… là điểm nhấn trong Báo cáo Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) vừa được công bố mới đây.

Bức tranh tài chính thay đổi lớn

Báo cáo lưu ý, trong khi cuộc CMCN 4.0 đang tăng tốc, đòi hỏi xây dựng một chiến lược mới trong việc huy động. Nhưng bức tranh tài chính cho phát triển ở Việt Nam đang có những thay đổi lớn. Mặc dù tổng nguồn lực tài chính cho phát triển ở Việt Nam (nguồn đầu tư công và tư; nguồn quốc tế FDI, ODA; vốn vay trong nước) đã gia tăng về số lượng nhưng vẫn luôn thiếu hụt so với nhu cầu. Trong các nguồn vốn này, dường như chỉ có nguồn kiều hối là ổn định (nhưng theo các nghiên cứu trong nước, phần lớn vốn này vẫn nằm trong dân cư, chưa được đưa ra để đầu tư). Các dòng vốn khác đều có những thay đổi đáng kể.

Thay đổi nhìn thấy rõ nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã giảm nhiều. Nguồn thu của Chính phủ không ổn định, và không đáp ứng một cách bền vững các nghĩa vụ chi tiêu ngày càng gia tăng và phần dành cho đầu tư phát triển luôn bị hạn chế. Trong khi các dòng FDI vào Việt Nam không còn tăng mạnh như giai đoạn trước và chất lượng chưa cao. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước cũng tụt hậu so với mức bình quân của các nước ASEAN.

buc tranh tai chinh cho phat trien dang thay doi
Tỷ trọng nguồn tài chính cho phát triển so với GDP ở Việt Nam

Một phần nguồn vốn cho phát triển quan trọng khác với Việt Nam là ODA, tuy nhiên các khoản vay ngày càng ít ưu đãi và mức ưu đãi cũng giảm theo, ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc và cũng là đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết.

Mặc dù các khoản ODA không hoàn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 1% trong tổng nguồn ODA, nhưng là một nguồn tài chính quan trọng cho Việt Nam qua các hoạt động trợ giúp kỹ thuật, tăng cường năng lực và tư vấn chính sách cũng đang giảm mạnh. Trong khi tỷ trọng ODA/GDP giảm dần thì tỷ trọng các nguồn tài chính chính thức khác (OOF, các khoản vay ít ưu đãi hơn ODA) trên GDP của Việt Nam lại gia tăng đã vượt tỷ trọng ở các nước ASEAN khác.

Một điểm đáng chú ý nữa theo các chuyên gia của UNDP, Việt Nam tuy không phải là "quốc gia mắc nợ cao", nhưng nợ công đã tăng nhanh sát ngưỡng an toàn, trong đó nợ vay trong nước tăng vọt ẩn chứa nhiều rủi ro. Các khoản Chính phủ vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ tích lũy để trả nợ và vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đã đến giới hạn. Các khoản nợ của các DNNN và chính quyền địa phương có bảo lãnh của Chính phủ cũng là một nguồn rủi ro đáng kể nữa đối với tính bền vững của các khoản nợ công.

Đầu tư tư nhân chưa xứng tầm

Với bức tranh tài chính có các gam màu pha trộn như vậy, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược mới nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế-xã hội trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển, để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo khuyên Việt Nam áp dụng nguyên tắc "toàn bộ chính phủ" và "toàn bộ xã hội" đã được nêu ra tại Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030. Đó là phải thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn ở các loại hình tài chính quan trọng khác; phải làm sao huy động được các nguồn lực có thể huy động được; phải phát huy tác động tổng hợp các khoản đầu tư từ tất cả các nguồn tài chính... Đặc biệt là huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân.

"Đầu tư tư nhân trong nước chưa có được những gì đáng có. Việt Nam cần mở rộng đầu tư tư nhân trong nước bằng những nỗ lực cải cách mạnh hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho kinh tế tư nhân phát triển", ông Kamal Malhotra khuyến nghị và nhấn thêm rằng: Khu vực tư nhân của Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng cần được hỗ trợ thích đáng, cần có khung khổ pháp lý thúc đẩy sự đầu tư của khu vực này.

Đóng góp thêm ý kiến cho việc xây dựng tài chính phát triển của Việt Nam trong tương lai, bà Caitlin Wiesen - Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho rằng, điều hết sức cần thiết là phải nâng cao sự hiểu biết và tăng cường năng lực quản lý mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển để hạn chế các tác động tiêu cực cho vĩ mô, tối đa hóa tác động qua lại của các nguồn tài chính cho phát triển trong khi vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, quản lý nợ một cách bền vững và tăng trưởng kinh tế ổn định.

Bàn về mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính, TS. Hồ Đình Bảo - Trưởng nhóm biên soạn báo cáo cho rằng, nên đưa ra các sắc thuế mới, như thuế tài sản và thuế phát thải khí CO2/carbon…; mở rộng diện thu thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn. Bên cạnh đó là cần quản lý nợ công một cách khôn ngoan và tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước… Ông Nguyễn Tiên Phong - chuyên gia về tăng trưởng bao trùm và toàn diện của UNDP cũng bổ sung, cần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh và tín nhiệm quốc gia để thu hút ngày một nhiều hơn dòng vốn FDI chất lượng; đồng thời phải chấm dứt tình trạng thu hút FDI bằng cuộc đua xuống đáy, từ bỏ việc sử dụng các biện pháp khuyến khích qua thuế và các đặc quyền khác.

Nhưng việc mở rộng các nguồn thu của Chính phủ chỉ có hiệu quả nếu các nguồn lực ngân sách và các khoản đầu tư công, chi tiêu công được sử dụng có hiệu quả, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình và tiếp tục tinh giản biên chế, giảm số người hưởng lương song song với các biện pháp, giải pháp bảo đảm bộ máỵ chính phủ có hiệu quả lớn hơn. Và đây phải là những hành động ưu tiên.

"Những khoản tiết kiệm có thể thu được thông qua cắt giảm chi tiêu thường xuyên cho việc chi trả tiền lương có thể mở ra cơ hội cho việc tăng chi tiêu của Nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) và đầu tư vào nâng cao "Kỹ năng Thế kỷ 21" cần thiết để Việt Nam chớp lấy những cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại", ông Haoliang Xu - Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp quốc và cũng là Giám đốc UNDP Khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát biểu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giá vàng SJC 'nhảy' qua mốc 37 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng mạnh

Giá vàng SJC 'nhảy' qua mốc 37 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng mạnh, tuy nhiên nhu cầu mua bán lại có phần trầm lắng. Đồng Euro đạt đỉnh của 2,5 năm qua sau cuộc họp chính sách tiền tệ Tại TP. Hà Nội, giá vàng SJC mua vào (lúc 10h sáng 8/9) là 37,04 triệu đồng/lượng, bán ra 37,28 triệu đồng/lượng, tăng 23.000 đồng/lượng ở 2 chiều so với hôm qua. Theo Công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, đánh giá phiên giao dịch ngày 7/9, có phần trầm lắng hơn so với phiên trước đó khi phần lớn khách hàng tham gia giao dịch chủ yếu là những giao dịch nhỏ lẻ Tại thị trường ngoại tệ, giá USD do Vietcombank niêm yết là 22.690 đồng/USD (mua vào), bán ra 22.760 đồng/USD, so với hôm qua, tỷ giá USD/VND đang đi ngang. Giá EUR mua vào bằng chuyển khoản là 27.244 đồng/EUR, bán ra 27.501 đồng/EUR. Giá JPY mua vào bằng chuyển khoản 208 đồng/JPY, bán ra 210 đồng/JPY. Trên Kitco.com, lúc 11h sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới mua vào là 1.348,3 USD/oz, tăng 14

Xác định 403 F1, F2 từ ổ dịch liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng

Trưa 27/5, HCDC thông báo đã khoanh vùng được 67 F1 và 336 F2 của 25 ca nghi nhiễm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng tại quận Gò Vấp. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết bước đầu đã truy vết được 67 trường hợp F1 trải rộng 16 quận, huyện; xét nghiệm có 23 mẫu âm tính và 44 mẫu đang chờ kết quả. Ngoài ra có 336 trường hợp F2, 326 mẫu đã có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả. Bước đầu ghi nhận các quận, huyện có người liên quan ổ dịch, gồm TP Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, các quận 1, 3, 4, 5, 10, 12. 403 F1 và F2 liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng đã được truy vết (Ảnh:  HCDC ). Ổ dịch liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng được phát hiện tối 26/5 từ 3 ca chỉ điểm có triệu chứng đến khám tại Bệnh viện Gia Định, xét nghiệm sàng lọc ghi nhận dương tính SARS-CoV-2. Ngay trong đêm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật T

Giá xăng dầu hôm nay 17/2: Neo ở đỉnh gần 13 tháng

Giá dầu thô  ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,32% xuống 59,95 USD/thùng vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam) ngày 17/2. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng 4 tăng 0,16% lên 63,54 USD/thùng. Xem bảng giá xăng:  https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h50 ngày 17/2/2021 Tên loại Kỳ hạn Sàn giao dịch Giá %thay đổi Đơn vị tính Dầu thô Giao tháng 6/2021 Tokyo 40.110 0,01 JPY/thùng Giá dầu Brent Giao tháng 4/2021 ICE 63,54 0,16 USD/thùng Dầu Thô WTI Giao tháng 3/2021 Nymex 59,95 (0,32) USD/thùng Nguồn:   Tố Tố tổng hợp. Giá dầu thô neo ở đỉnh gần 13 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (16/2) vì thời tiết băng giá tại miền Nam nước Mỹ khiến các giếng khoan và nhà máy lọc dầu tại Texas bị đóng cửa. Giá đã tăng mạnh trong nhiều tháng nhờ các nhà sản xuất dầu lớn hạn chế nguồn cung và việc triển khai vắc-xin chống COVID-19. Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch và Associates ở Galena, Illinois, cho biết nhiệt độ xuống thấp đã gia tăng hỗ