Chuyển đến nội dung chính

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết

Thực hiện yêu cầu của UBND TP Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19, các quán ăn đường phố, trà đá, cafe vỉa hè đã đóng cửa, nghỉ bán từ 0h ngày 16/2.

>>CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT TẠI VIỆT NAM: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 1.

Hôm nay là ngày đầu tiên người lao động quay trở lại các TP lớn như Hà Nội, TP HCM để làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Song theo ghi nhận của chúng tôi, do những diễn biến phức tạp từ dịch bệnh COVID-19, các hàng quán kinh doanh ăn uống tại Hà Nội trong ngày 17/2 vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 2.

Một cửa hàng hiếm hoi mở cửa song lối đi vào lại bị che chắn bởi hàng rào bàn ghế. Khách hàng muốn mua đồ ăn chỉ có một lựa chọn duy nhất là mang đi. "Như vậy vừa đảm bảo phòng chống dịch, an toàn cho khách an toàn cho cả mình nữa", chủ cửa hàng nói.

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 3.

Trước cửa một quán lẩu vỉa hè có tiếng tại Hà Nội, bàn ghế được xếp gọn gàng sẵn sàng chờ đợi kết thúc yêu cầu giãn cách của thành phố. Từ khi dịch bệnh bùng phát, quán lẩu này đã chuyển sang hình thức bán mang về, đồ ăn được chuẩn bị sẵn, chia thành từng túi nhỏ để giao tận nơi cho khách.

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 4.

Bàn ghế được xếp gọn vào một góc. Anh Tài, chủ một quán ăn trên đường Tống Duy Tân (Hà Nội) cho hay: "Nay được ngày nên mình mở chút buổi sáng bán lấy may, nhưng cũng chỉ bán mang về, không ăn tại đây. Chiều lại đóng. Nếu có mở cửa trở lại ít nhất chắc cũng phải sang tuần sau, tuỳ vào dịch bệnh và yêu cầu của Thành phố"

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 5.

Con phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội) vắng lặng, khác hẳn ngày thường. Chị Thu, một tiểu thương bán đồ ăn tại đây chia sẻ, do tình hình dịch bệnh nên chỉ một số cửa hàng mở cửa trở lại, số khác vẫn đang "nghỉ Tết", và đa phần là bán đồ mang đi, không bán trực tiếp tại cửa hàng.

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 6.

Không chỉ quán ăn, các cửa hàng bán đồ uống cửa vẫn im ỉm khoá, chưa có dấu hiệu sẽ sớm hoạt động trở lại.

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 7.

Tại trung tâm thành phố, lác đác một số chuỗi đồ ăn nhanh đã mở cửa trở lại trong sáng nay song lượng khách không nhiều và đều thực hiện ngồi giãn cách.

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 8.

Một số nhà hàng lớn ra thông báo nghỉ hẳn vì dịch bệnh và chưa có thông tin ngày mở cửa trở lại. Điều này đã gây không ít khó khăn cho người lao động, đặc biệt là dân công sở trong ngày đầu tiên đi làm sau Tết.

Người Hà Nội đỏ mắt tìm quán ăn trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết - Ảnh 9.

Tình trạng này cũng tương tự tại TP HCM, theo ghi nhận của chúng tôi. Anh Tất Đạt, một nhân viên văn phòng tại TP HCM cho biết trong ngày 16/2 các cửa hàng tạp hoá như Bách Hoá Xanh, tiệm cơm vẫn chưa hoạt động. Các dịch vụ giao đồ ăn đều tăng phí khiến cho việc ăn uống hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những người bận rộn không thể tự mình nấu nướng.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/nguoi-ha-noi-do-mat-tim-quan-an-trong-ngay-dau-tien-tro-lai-lam-viec-sau-tet-20210217141640731.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

4 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội

  Nguồn tin:  https://vietnambiz.vn/4-duong-se-mo-theo-qui-hoach-o-xa-dong-hoi-dong-anh-ha-noi-20201104170350135.htm 1. Đường dẫn lên cầu Tứ Liên Đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội đáng chú ý có tuyến đường dẫn lên cầu Tứ Liên. Đoạn tuyến đường dẫn này dài khoảng 2,2 km. Tuyến đường này chạy dọc sông Ngũ Huyện Khê, đoạn qua địa bàn xã Đông Hội bắt đầu cách đường đê sông Đuống khoảng 800 m. Tuyến kéo dài qua đường Trường Sa và kết thúc ở đoạn gần thôn Lộc Hà (xã Mai Lâm). 2. Hai tuyến nối đường dẫn cầu Tứ Liên với đê Phương Trạch (đê sông Đuống) Đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Hội đáng chú ý có 2 tuyến nối đường dẫn cầu Tứ Liên với đê Phương Trạch. Trong đó, tuyến số 1 dài khoảng 800 m, có điểm đầu ở đường dẫn cầu Tứ Liên (cách đê khoáng 200m). Tuyến đi thẳng và kết thúc ở đường đê Phương Trạch (đoạn chùa Đông Ngàn).  Tuyến thứ 2 có điểm đầu sát cầu bắc qua sông Ngũ Huyện Khê (cầu từ làng Lại Đà sang Xuân Canh). Tuyến này đi phía sau chùa làng Lại Đà và kết thúc...

4 tỉnh phía Bắc có giao dịch bất động sản tăng mạnh, giá đất được dự báo tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2022

  4 tỉnh này ghi nhận lượng giao dịch khá lớn với gần 2.000 giao dịch và mặt bằng chung giá đất tiếp tục tăng 20-50% so với năm 2020. Xme thêm:  https://vietnambiz.vn/nam-2022-xuat-hien-dot-sot-dat-moi-20220205151548346.htm Trong báo báo thị trường bất động sản (BĐS) khu vực trung du, miền núi phía Bắc vừa công bố mới đây, Ông Lê Đình Chung, Phòng Nghiên cứu thị trường bất động sản VARS khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Phó Tổng giám đốc Hải Phát Land, cho biết trong quý cuối năm 2021, 4 tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình ghi nhận lượng giao dịch khá lớn với gần 2.000 giao dịch. Giá đất tại các địa phương này cũng tăng 20-50%, đặc biệt có những thị trường tăng giá gần 100% so với năm 2020 như Bắc Ninh (mức giá từ 40triệu đồng/m2), Thái Nguyên (mức giá từ 25 triệu đồng/m2), Bắc Giang (mức giá từ 30 triệu đồng/m2). Riêng một số địa phương ở Tây Bắc như Cao Bằng ghi nhận giá đất giảm. "Do giá đất tại thủ đô đã tăng và lập đỉnh mới, khả năng mua nhà của gi...

Địa phương dẫn đầu giá đất nền vùng ven TP HCM

  Đất nền TP HCM và các tỉnh vùng ven ghi nhận nguồn cung giảm mạnh so với những năm trước đó nhưng giá bán sơ cấp có xu hướng tăng, trong đó một số địa phương có giá bán vượt 50 triệu đồng/m2. Theo khảo sá của DKRA Vietnam, trong năm 2021, TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 46 dự án đất nền được mở bán với nguồn cung khoảng 6.220 sản phẩm. TP HCM chỉ có hai dự án mở bán mới, cung cấp ra thị trường khoảng 98 sản phẩm, bằng 17% so với năm 2020 và tiêu thụ khoảng 52% (tương đương 51 sản phẩm), bằng 15% so với năm trước. Long An và Đồng Nai là hai tỉnh dẫn đầu nguồn cung toàn thị trường với khoảng 68% tổng nguồn cung mới. Khi quỹ đất tại TP HCM ngày càng khan hiếm, sản phẩm tại thị trường các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành nguồn cung thay thế chủ lực. Nguồn:  https://vietnambiz.vn/dia-phuong-dan-dau-gia-dat-nen-vung-ven-tp-hcm-20220208074859293.htm Các dự án đất nền tại TP HCM có quy mô nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở huyện ngoại thàn...