Đối với phương án hàng hóa đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho hay hành trình sẽ kéo dài thêm 10 - 15 ngày để về Việt Nam và chi phí tăng thêm nhiều. Do vậy, các doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với các hãng tàu để có phương án phù hợp.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết kênh đào Suez là tuyến hàng hải quan trọng đối với thế giới.
Với Việt Nam đây là tuyến đường xuất nhập khẩu với khu vực Châu Âu và một phần khu vực bờ Đông nước Mỹ.
Châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam đồng thời với EVFTA, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đang tăng trưởng. Do vậy lưu lượng thương mại cũng gia tăng. Điều này cho thấy vai trò kênh đào Suez rất quan trọng.
Trả lời câu hỏi thiệt hại của của Việt Nam trước sự cố này, ông Hải cho hay hiện nay, ngoài số lượng hàng hóa không lớn vận chuyển bằng hàng không và đường sắt, về cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu đều qua kênh đào Suez.
"Với kim ngạch 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sang Châu Âu khoảng 7 tỷ USD. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày xuất khẩu sang EU đạt khoảng 100 triệu USD.
Bên cạnh đó, việc ùn tắc ở kênh đào Suez làm phát sinh chi phí, các doanh nghiệp ảnh hưởng tiến độ giao hàng và chiều nhập nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng ở Việt Nam", ông Hải nói.
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, trong bối cảnh sự cố ở kênh đào Suez và tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao khả năng thích ứng, chịu đựng trước những biến động khắc nghiệt của thị trường.
Đa dạng hóa và lên phương án dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp để có thể giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có tình huống bất lợi xảy ra.
Còn tiếp...
Nhận xét
Đăng nhận xét