Trong ngắn hạn, ngành bất động sản đang và sẽ vẫn khó khăn do những tác động và sau này có thể là dư âm của đại dịch COVID-19. Nhưng nếu nhìn trong dài hạn, thị trường vẫn có nhiều yếu tố thúc đẩy.
Thị trường bất động sản đã đi qua 3/4 chặng đường của năm 2021 với nhiều nốt trầm do tác động tiêu cực của dịch COVID -19 kéo dài.Thống kê của trang Batdongsan.com.vn cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 8 tiếp tục trầm lắng. Lượng tin đăng (đại diện cho nguồn cung và mức độ quan tâm (đại diện cho nguồn cầu) đều có sự sụt giảm mạnh lần lượt 58% và 27% so với tháng 7.
Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận tại các tỉnh, thành phố có số ca mắc COVID -19 tăng cao như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội.
Trong đó, tại Hà Nội và TP HCM, mức độ quan tâm giảm lần lượt 36% và 17% so với tháng trước; mức giảm ghi nhận ở hầu hết các phân khúc bất động sản chính như chung cư, nhà riêng và nhà mặt phố.
Về giá, thị trường vẫn ghi nhận mức tăng 8 - 9% so với cùng kỳ năm ngoái ở loại hình chung cư, bất chấp sự chững lại của thị trường. Việc thiếu hụt nguồn cung được cho là nguyên nhân chính.
Triển vọng thị trường những tháng cuối năm dự báo sẽ không tươi sáng như kỳ vọng. Song, nếu nhìn trong dài hạn sẽ thấy những lực đẩy.
Triển vọng kinh tế vĩ mô
Tốc độ triển khai tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng, giúp đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2021 và từ đầu năm 2022 trở đi.
Tại Việt Nam, việc tiêm chủng vắc xin, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nôi và TP HCM đang diễn ra khá tích cực. Tính đến sáng 22/9, cả nước đã có hơn 35 triệu người được tiêm vắc xin COVID-19, trong đó có hơn 28 triệu người tiêm mũi 1 và gần 7 triệu người tiêm mũi 2.
Nhận xét
Đăng nhận xét